Bạn đã đi thăm Dinh Độc Lập lần nào chưa

Bỏ qua Dinh Độc Lập mà chưa 1 lần đặt chân vào, đấy chính là một điều thiếu xót khá lớn đối với người saigon cũng như khách du lịch

 

Thế nhưng, lại có rất nhiều cư dân Sài Gòn chưa một lần ghé thăm dinh Độc Lập. Không phải họ ngại vé đắt, đường xa mà bởi họ nghĩ: dinh Độc Lập chẳng có gì ngoài cái… dinh. Lúc đầu, chúng tôi – khách du lịch Sài Gòn cũng nghĩ như thế.  Tuy nhiên, chúng tôi đã biết mình ấu trĩ như thế nào, ngay khi vừa bước chân lên tầng một của dinh.

Rõ ràng, dinh Độc Lập không phải là một cái dinh rỗng tuyếch như chúng tôi tưởng, nó chứa đầy bảo vật. Nói như một người trong đoàn giỡn, chỉ cần tùy tiện lấy bất cứ món nào trong dinh mang đi bán, cũng ăn được vài năm. Với những bức tranh quý, bình gốm cổ, tủ bàn ghế chén tách đẹp đẽ… dinh Độc Lập chính là một bảo tàng triệu đô.

Ở đây, chúng ta không bàn về cảnh quang, phong thủy, kiến trúc của dinh… những cái này người ta đã nói rất nhiều. Chúng ta chỉ quan tâm đến nội thất của dinh. Công dụng đầu tiên của dinh Độc Lập chính là nhà của các nguyên thủ quốc gia thời đó. Ngoài ra, nó còn dùng để các tổng thống, thủ tướng tiếp khách; thỉnh thoảng còn tổ chức khánh tiết. Dinh chính là bộ mặt của đất nước.

Thế nên, tất cả những gì trang trí trong dinh đều là đồ thượng phẩm. Từ bàn ghế, chén tách cho đến tranh ảnh, vật trang trí. Tranh toàn của các họa sỹ nổi tiếng. Vật trang trí như bình gốm, tranh thêu, nhà sàn, ngà voi… đều là của đại sức các nước hoặc cấp dưới mang đến tặng. Ngoài ra những đồ dùng ăn uống như chén, tách, muỗng và bàn, ghế, thảm, tủ đều là đồ tốt nhất thời đó.

Kho tàng quý giá khách du lịch Sài Gòn sẽ được chứng kiến khi thăm dinh Độc Lập

Trong phòng đại yến có bức tranh sơn dầu của chính kiến trúc sư Ngô Viết Thụ hoàn thành năm 1966. Với đề tài Sơn hà cẩm tú, bức tranh miêu tả phong cảnh đất nước Việt Nam.

Bức tranh sơn mài "Bình Ngô Đại Cáo" tại Phòng trình Quốc thư, được ghép bởi 40 mảnh, mỗi mảnh có kích thước 0,80m x 1,20m, do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện.

Bức sơn mài lớn của họa sĩ Thái Văn Ngôn vẽ cảnh vua Trần Nhân Tông đang cởi áo khoác lên người cho một hành khất đói rét.

 

Phòng khánh tiết có treo bức tranh Việt Nam Quốc tổ do họa sĩ Trọng Nội vẽ bằng màu nước

Bức tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Chánh, vẽ năm 1974, thể hiện cảnh "Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa" miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh. Ảnh: Một thế giới.

 

Bức tranh cây tùng và chim hạc thêu trên nền nhung, quà tặng của Đại tướng Hàn Quốc Mul Hien The tặng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1971

 

Một bức ảnh vô danh.

Tiếp đến là cặp bình gốm cổ do nghệ nhân Việt Nam chế tác vào đầu thế kỷ 19. Đề tài chính được thể hiện là "Tết Trung thu" với cảnh múa rồng, múa lân, đốt pháo, rước lồng đèn… Cặp bình đang trưng bày ở Phòng tiếp khách nước ngoài của Tổng thống tại lầu 2.

Cặp bình gốm men ngũ sắc, trang trí trong Phòng tiếp khách trong nước của Tổng thống tại tầng 2. Thể hiện cảnh "Bát Tiên đến dự hội bàn đào". Cặp bình này được xác định có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 19, được sản xuất tại Trung Quốc.

Một bình gốm tinh xảo khách trong phòng ngủ của gia đình tổng thống.

Tủ sơn mài bền đẹp, qua bao nhiêu dâu bể vẫn còn rất mới.

Bàn ghế cũng được phủ sơn mài công phu.

Phòng ăn thanh lịch, sang trọng.

Một bộ bàn ghế trong phòng ngủ cũng có giá trị liên thành.

Vật lưu niệm quý hiếm.

Mô hình nhà sàn, một quà tặng từ một tiểu tướng.

Bộ sưu tập chân voi

 

Giá vé trung bình từ 30.000 VND cho 1 khách tham quan

0 nhận xét: