Ở TPHCM thì lễ 2 tháng 9 đi đâu chơi vui ?

Dịp lễ 2 tháng 9 năm nay, hầu hết mọi người đều được nghỉ 3 ngày, một số thì tranh thủ về quê, một ít thì đã lên lịch đi du lịch từ nhiều tháng trước. Vậy còn những người ở lại TPHCM thì sao ? Lễ 2 tháng 9 đi đâu chơi vừa vui vừa đỡ mệt chính là thông tin cần thiết cho các bạn lúc này

Xem thêm: Bắn pháo hoa 2/9/2015 tạiTPHCM và Hà Nội

Huyện đảo Cần Giờ sáng đi chiều về
Thích hợp cho những bạn thích dã ngoại, chủ yếu là ăn hải sản, có thể ghé thăm khu du lịch sinh thái rừng sát hay còn gọi là đảo khỉ Cần Giờ. Lưu ý, nên cẩn thận cảnh sát giao thông trên đường đi (bắn tốc độ, phạt kiếng chiếu hậu, lấn tuyến,…)



Ưu điểm của Cần Giờ, suốt dọc đường đi là một màu xanh mướt, không khí trong lành. Không nên đi qua đêm vì Cần Giờ chỉ là một huyện nhỏ, không có gì thú vị để vui chơi về đêm. Ghé thăm khu du lịch rừng sát để câu cá sấu, cho khỉ ăn, xem bảo tàng chứng tích chiến tranh rừng sát. Thời gian đi tốt nhất là 6h sáng, chiều 14h khởi hành về để tránh kẹt xe


Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng
Thuộc tỉnh Đồng Nai nhưng lại nằm rất gần Sai Gon. Bò cạp vàng nằm ở khu vực ngã ba sông, bốn bề là sông nước. Phong cảnh đẹp, thơ mộng chẳng khác một miền quê thanh bình, đặc biệt có rất nhiều trò chơi phong phú. Vì một số lý do tế nhị trước đây, nên một số trò chơi mạo hiểm khi các bạn đến tham quan khu vực này phải ký giấy cam kết trước khi chơi. Đây là một bất tiện nhỏ



Ghé thăm núi Bà Đen
Tạm lánh nơi ồn ào và náo nhiệt của TPHCM, núi Bà đen Tây Ninh là điểm nghỉ ngơi tốt cho những người yêu thiên nhiên, sơn cảnh hữu tình sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Từ TPHCM khởi hành đến núi Bà đen trung bình mất 2h là đến nơi. Tại núi bà đen bạn có thể leo núi bằng cáp treo hoặc đi bộ (nếu khỏe) và có hệ thống máng trượt với chi phí 80k. Ngoài ra còn rất nhiều điểm du lịch thú vị khác trên khu vực núi bà



Ngay trung tâm thành phố công viên văn hóa Đầm Sen
Nếu bạn đi đến công viên Đầm Sen vào tối ngày 2/9 sẽ được thưởng thức màn bắn pháo hoa và nhiều chương trình đặc sắc. Lưu ý, nếu không thích cảnh chen chúc nhộn nhịp thì Đầm Sen không phải là điểm đến lý tưởng vì vào ngày lễ thường rất đông






Trên đây là 4 nơi xung quanh khu vực TPHCM các bạn có thể vi vu trong ngày lễ 2/9 năm nay. Lưu ý, đây chỉ là những gợi ý, thông tin trên có thể không chính xác trong thời điểm hiện tại


2 nhận xét:

Ghê rợn tiết canh Việt Nam dưới góc nhìn du khách quốc tế

Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.

Cách chế biến món ăn như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt từ Bắc xuống Nam nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới. Do cách chế biến kỳ lạ cũng như hình thức rất… đáng sợ của "canh máu" mà món ăn này đã được liệt vào danh sách những món ăn rùng rợn nhất trên thế giới.

Trong thời gian sinh sống ở Hà Nội, nhiếp ảnh gia tự do người Đức Dominic Blewett đã không bỏ lỡ cơ hội thực hiện những bức ảnh ấn tượng về món tiết canh Việt Nam.

Tiết canh rất thịnh hành ở Việt Nam, nhưng lại được liệt vào danh sách những món ăn "ghê rợn" nhất trên thế giới.

Nhìn cả nồi tiết tươi đỏ lòm - nguyên liệu chính của món tiết canh - nhiều vị khách nước ngoài sẽ không giấu nổi sự hãi hùng.

 

Tiết tươi được rưới trực tiếp tiết lên bề mặt nguyên liệu đã sắp sẵn trong bát, gồm có thịt, xương sụn động vật luộc chín băm nhuyễn.

Thông thường, trước khi rưới lên nguyên liệu, tiết phải được hãm cho khỏi đông bằng dung dịch hãm. Dung dịch này có thể là nước mắm pha loãng hoặc nước muối nhạt.

 

Ít lâu sau khi đổ vào bát, tiết trở nên đặc quánh nhưng bẫn có màu đỏ tươi. "Phụ kiện" không thể thiếu của tiết canh là các loại rau sống.

Khi ăn thực khách sẽ rắc lạc và vắt chanh lên trên bát tiết canh của mình với một lượng phù hợp với khẩu vị.

 

Có hai loại tiết canh phổ biến nhất là tiết canh lợn và tiết canh vịt. Ngoài ra cũng có cả tiết canh ngan, dê, rắn, thậm chí là tiết canh cua, tôm hùm

3 nhận xét:

100 năm những gánh hàng rong Saigon

Một người Việt với chiếc nón lá đặc trưng quẩy đôi quang gánh trên đường phố Sài Gòn. Trong đôi sọt đan bằng lá của người đàn ông này thường có nhiều loại nông sản do chính gia đình trồng được để mang đi bán

Họp chợ trên đường phố là một thói quen cố hữu của người Việt. Buôn bán nhỏ, mang bán từng mớ rau, con cá nuôi được nên người Việt tiện đâu bán đấy. Những hình ảnh này cho thấy các bà các chị đang mua bán nông sản, thực phẩm rất sôi động trên phố phường Sài Gòn xưa

Sài Gòn xưa cũng có những khu phố tập hợp các loại gánh hàng rong để người dân và khách thuận tiện ăn uống. Vào buổi sáng khu phố rất náo nhiệt thu hút cả người Tây sống ở thuộc địa.

Nón lá, hình ảnh đặc trưng của người Việt, được làm từ lá cọ lợp trên nên khung tre nhỏ hình chóp nhọn dưới có quai đeo, nón rộng vành nên che kín mặt và rất mát. Nón của người Việt khác với nón người Trung Quốc hay đội với cái chóp nhọn đặc trưng.

Những thực khách ngồi xổm thưởng thức món mỳ của một người bán hàng rong người Hoa ngay trên đường. Các gánh hàng kiểu này vẫn duy trì nhiều ở Sài Gòn cho đến tận những năm 1970.

Quán bán nước giải khát trên vỉa hè. Người bán hàng ngồi trên ghế cho thấy quán hàng kiểu này là cố đinh, khách hàng là khách qua đường, các bác phu xe kéo nghỉ chân uống chén trà xanh hay một loại nước trái cây nào đó như dừa, được trồng nhiều ở ngay tại vùng Sài Gòn- Chợ Lớn.

Hình ảnh điển hình của gánh tào phớ xưa. Người bán thường gánh một thùng gỗ đựng tào phớ, một chạn gỗ đựng chén bát, muỗng, và những vật dụng khác. Người bán tào phớ có tiếng rao rất đặc biệt, chỉ có một chữ " phớ..." kéo dài.

Khu vực Chợ Lớn tập trung đông đúc Hoa kiều theo đường biển vào lập nghiệp ở Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi. Người Hoa là những người giỏi buôn bán, chịu khó nên các gánh hàng của họ thường đông khách. Hình ảnh chú "Khách"- một cách gọi người Hoa của người Việt bán với đôi quang gánh bán dạo các món ăn như mỳ, cháo, tào phớ... rất quen thuộc và tồn tại cho đến những năm 70 của thế kỷ 20.

Hình ảnh khá thú vị về một xe bán kem của người Hoa Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20. Kem được làm mát bằng đá lạnh xếp xung quanh, sát thùng là một lớp xốp mỏng để giữ đá lâu tan. Người bán sẽ “thu hút” khách bằng một cái chuông nhỏ gắn sát tay lái bên phải.

Cháo, mỳ hay hủ tiếu được người Pháp gọi chung là súp. Các gánh hàng loại này khá cồng kềnh, nặng nề nên chủ gánh thường chọn một góc phố đông người, ngã tư để tiện buôn bán.

Bánh gạo, một loại bánh phổ biến cũng được bán rong trên các khu phố. Bánh được làm từ gạo trộn cùng một số loại ngũ cốc khác cho có mùi vị, cho thêm bột kết dính rồi ép dẹp, sau đó hấp chín.

Phở là món ăn truyền thống của người Việt xuất hiện đầu tiên trên các gánh hàng rong. Thành phần đơn giản, chỉ gồm nước lèo, bánh phở, một vài miếng thịt và các lọ gia vị. Đây là một gánh phở dạo khác của người Sài Gòn xưa, người bán hàng gánh cả bếp lò, nồi nước sôi đi khắp nơi phục vụ.

Đô thị Sài Gòn- Chợ Lớn, một trong hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam sau khi Pháp chiếm Đông Dương vào cuối thế kỷ 19. Các nhà nhiếp ảnh người Pháp nhanh chóng phát hiện ra hoạt động buôn bán kiểu di động- hàng hoá, thức ăn được lưu thông dựa vào sự dẻo dai của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các ngóc ngách của thành phố. Bộ bưu ảnh hàng rong ở Sài Gòn- Chợ Lớn tái hiện một phần đời sống kinh tế- xã hội cũng như văn hoá của người Việt hồi đầu thế kỷ 20

2 nhận xét:

Ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam của Việt Nam

Bánh khúc

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn

Rau khúc hái về rửa sạch đem vào luộc. Rút hết cọng cây già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm đen và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Bánh trôi, bánh chay

Người Việt Nam không ai lại không biết đến bánh trôi, bánh chay. Hàng năm cứ đến ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, hầu hết các gia đình đều đặt lên bàn thờ đĩa bánh trôi, bánh chay thắp hương. Nhiều người cho rằng tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay là theo phong tục Việt Nam mừng gạo mới sau vụ gặt vào tháng 3 theo nông lịch, đặc biệt là các gia đình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 

Có lẽ bởi ai cũng muốn thưởng thức hương thơm, vị ngọt của những hạt gạo, mới làm bánh trôi, bánh chay - loại bánh mà nguyên liệu dùng để làm là bột gạo. Cách làm bánh trôi, bánh chay rất đơn giản.Trước hết mua gạo nếp ngon ngâm trong nước khoảng 4-5 tiếng, rồi xay thành bột nước. Bột có thể xay lấy ở nhà hoặc mang tới những cửa hàng chuyên xay bột. Tiếp đến bọc bột nước vào vải để dóc nước đến độ nặn được. Bánh trôi nặn hình tròn to bằng quả táo ta, còn bánh chay cũng hình tròn nhưng dẹt như cái đĩa con, đường kính lớn hơn bánh trôi một chút. Nhân bánh trôi làm từ đường phèn-một loại đường đỏ chế từ cây mía, nhân bánh chay là đỗ xanh đồ chín trộn với đường cho có vị ngọt. Thả bánh vào nồi nước đun sôi cho tới khi bánh nổi lên chìm xuống vài lần là được. Người ta thường bày khoảng 10-15 viên bánh trôi trên một đĩa nhỏ, còn bánh chay thì bày vào bát ăn cơm cùng với bột sắn quấy chín. Trước khi bày bàn, trên đĩa bánh trôi và bán bánh chay, người ta rắc lên đó một ít vừng trắng đã được rang vừa độ chín, thơm tạo cho bánh trôi, bánh chay một hương vị đồng quê gần gũi, thơm ngon, tạo nên màu sắc hấp dẫn, nhìn đã thấy ngon. Đến mùa nắng nóng các quầy bánh trôi, bánh chay lại xuất hiện nhiều hơn. Thưởng thức đồ ăn nguội này cho ta cảm giác mát mẻ, dễ chịu trong cái nắng ngột ngạt của mùa hè.

Bún

Bún ở Việt Nam vừa là món ăn sang trọng vừa là món ăn bình dân.

Bún có nhiều tên gọi khác nhau, dường như theo cách tạo hình: bún rối, bún mắm, bún lá (còn gọi là bún đếm trăm)... Có nhiều món để ăn cùng với bún: ăn với thịt nướng gọi là bún chả; với nem rán gọi là bún nem; với ốc gọi là bún ốc; với trứng tráng, giò lụa, thịt gà... gọi là bún thang; với riêu cua đồng gọi là bún riêu; với thịt chân giò lợn, giò sống làm mọc gọi là bún mọc; với thịt bò giò heo gọi là bún bò giò heo...

Mỗi miền, mỗi vùng dân cư thậm chí mỗi nhà hàng lại có món bún khác nhau: về thành phần thực phẩm, cách chế biến, chủng loại gia vị... bí quyết nhà nghề để có tên gọi riêng, cách ăn riêng, hương vị riêng rất đặc trưng của xứ sở.

Chạo tôm

Tôm mua về lột sạch vỏ, rút chỉ đen trên lưng, chà muối, rửa sạch, ngâm trong nước dừa xiêm. Rồi vớt ra để ráo và chuẩn bị chế biến. Ðây chính là khâu quan trọng nhất, quyết định cây chạo tôm có giòn hay không. Nếu cho vào máy xay, tôm sẽ rất nhuyễn nhưng không còn giòn nữa. Chỉ có quết bằng cối đá thì thịt tôm mới trở nên dẻo quánh và quyện thành một khối trắng hồng. Nhờ vị thơm của tỏi, vị mặn của muối, cay của tiêu, tôm có một mùi riêng rất hấp dẫn.

Mỡ thịt (mà phải là mỡ ngon), được xắt hột lựu rồi ướp sơ với đường đem hong gió, vài phút sau trở nên trong vắt, đem trộn vào tôm với một chút mắm ngon. Mía lau được gọt vỏ, vót cho tròn cạnh như cây đũa bếp, tôm được chia đều bằng với số mía lau và ém đều khắp cây mía chỉ chừa hai đầu để cầm nướng.

Lò than cháy hồng liếm nhẹ vào cây chạo tôm, thịt mỡ sôi xèo xèo, bốc lên mùi thơm nức mũi, không thể lẫn vào đâu được. Chất ngọt của mía và tôm đã tạo thành một vị ngọt thanh.

Nói đến chạo tôm mà không nhắc đến nước chấm là một điều thiếu sót rất lớn. Có lẽ không một món ăn nào mà nước chấm lại cần chế biến cầu kỳ đến vậy. Gan heo băm nhuyễn, chè đậu trắng tán nhuyễn, me chín dằm nát, tương ngọt trộn đều với một ít nước lèo, tất cả được đun sôi rồi rắc đậu phộng rang giã nát, điểm thêm một chút tỏi, ớt. Vậy là món chạo tôm đã sẵn sàng chờ các bạn thưởng thức!.

Món chạo tôm hấp dẫn hơn với màu xanh của rau sống và khế, màu đỏ của ớt chín, màu trắng của chuối chát, màu vàng của đậu phộng. Cắn một miếng chạo tôm nghe đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi.

Giò lụa

Chỉ riêng tên gọi giò lụa (chả lụa) đã gợi lên sự nuột nà của thức ăn này.

Giò lụa phải là loại thịt nạc, không có gân, của con lợn mới mổ, thịt còn hơi ấm mới đủ tiêu chuẩn đem giã giò. Mà phải giã chày tay, đến khi thịt dính quện vào nhau, mới dùng lá chuối tươi bó chặt rồi đem luộc chín. Giò lụa ngon có màu trắng mịn màng, ăn hơi dòn, vị ngọt thơm.

Giò lụa ăn với cơm gạo tám thơm là cách ăn giản dị của người sành điệu.

Món cuốn

Là một món ăn tổng hợp. Ngoài Bắc món này cũng có nhưng ít hơn miền Trung và miền Nam.

Nguyên liệu làm món này gồm có: Tôm xào hành mỡ, thịt lợn ba chỉ luộc chín, thái mỏng; củ cải dầm; rau mùi, rau thơm, dấm bỗng xào lên với đường thêm ít tương. Bún, hành củ để cả cây luộc chín. Khi ăn lấy một con tôm, một miếng thịt, một miếng củ cải, một ít rau mùi, rau thơm, một ít dấm bỗng, một miếng bún, tất cả đặt trong một lá rau diếp (hoặc xà lách) rồi cuốn lại, ngoài buộc bằng một cây hành luộc. Cũng có nơi còn cho thêm một ít nem chạo, một miếng nem chua bọc trong một lớp bánh đa nem. Nước chấm nêm đủ độ mặn, ngọt, chua, cay, thêm vài lát dưa góp đu đủ. Món này thường uống kèm với bia, rượu mang lại cho bạn một cảm giác mát ruột dìu dịu.

Nem rán (chả giò)

Người miền Bắc gọi là nem rán, còn miền Nam gọi là chả giò.

So với chả cá thì nem rán ra đời sớm hơn nhiều. Tuy là đặc sản, nhưng nem rán lại là món dễ chế biến, do đó từ lâu nó đã trở thành món ăn quen thuộc của mọi nhà trong các dịp lễ tết, ngày vui hay tiếp đãi bạn bè.

Nguyên liệu làm nhân nem bao gồm: thịt nạc băm, cua bể hoặc tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, củ đậu, trứng vịt, hạt tiêu, muối gia vị... tất cả trộn đều rồi dùng bánh đa nem gói lại cho vào chảo mỡ đang sôi rán chín vàng.

Nem rán vàng ăn nóng cùng với nước chấm pha chế vừa đủ mặn, ngọt, chua, thơm mùi tỏi, hạt tiêu. Kèm theo là dưa góp (thường làm bằng đu đủ) và các loại rau sống, rau thơm.

Xôi lúa

Xôi lúa là một món ăn hoàn toàn dân dã, không như các loại xôi khác còn gắn với phong tục thờ cúng, hội hè hay hỏi cưới như xôi lạc, xôi đậu xanh, xôi vò, xôi gấc... Tất nhiên, là xôi nên đầu tiên món ăn này cũng cần có gạo nếp. Nhưng cho đến nay vẫn chưa ai biết vì sao lại gọi là "xôi lúa" vì nguyên liệu thứ hai của loại xôi này không phải là lúa gạo mà lại là ngô nếp non. Cạnh đó, còn có đậu xanh, mỡ nước, hành khô, mắm, muối. Để tạo ra món xôi lúa, người chế biến cần chọn loại gạo nếp ngon, mẩy, trắng, đều hạt đem vo sạch, để ráo nước. Ngô nếp non cũng vo, đãi sạch rồi "cho qua ba lửa" nghĩa là ba lần đun nấu.

Lần thứ nhất cho ngô vào nước lã có pha nước vôi trong rồi đun, khi nào sôi thì đổ ra mặt nong nia để chà xát cho tách hết phần vỏ cứng bên ngoài hạt ngô. Lần thứ hai cho ngô vào nước sạch nấu chín vừa phải, không còn rắn sượng, cũng không nát nhừ. Lần thứ ba cho ngô vào gạo nếp dùng chõ đồ lên thành xôi ngô. Đậu xanh đãi sạch, bỏ vào chõ đồ chín, giã nhuyễn rồi dùng khăn sạch nắm thành từng nắm tròn to bằng quả bưởi con. Hành khô cho vào chảo phi đến khi nào chín thơm nức thì thôi. Vậy là đã có món xôi lúa. Khi ăn, lấy đũa xới xôi lúa ra từng chiếc bát con hoặc lá sen. Tiếp đó, dùng dao hay thanh tre mỏng cắt gọt nắm đậu xanh đã được đồ chín thành những miếng, những vụn đậu mỏng phủ lên bề mặt xôi rồi lấy thìa nhỏ múc một ít mỡ nước và lấy thìa rắc một chút hành khô lên xôi. Ngoài mùi xôi lúa ta còn được thưởng thức từ lá sen, sợi rơm vàng vẻ đặc biệt của hương đồng gió nội mà ở chốn thị thành không dễ có được.

Ăn chay

Ăn chay ngày trước là nhu cầu riêng của những người tu hành, nhưng lâu nay, ăn chay ngày càng được nhiều người mến mộ bởi ăn chay có thể chữa được một số căn bệnh, nhất là những người bị cao huyết áp, béo phì. Món chay giúp cho người ta nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ. Nhu cầu của bữa ăn chay ngày càng phong phú.

Nấu món chay qua nhiều giai đoạn nhưng phải nhanh gọn. Chế biến phải có nghệ thuật, hợp khẩu vị, trình bày có thẩm mỹ. Phải biết dung hoà các chất sinh tố, đạm, dầu, đường, các gia vị của thực vật để phát huy tác dụng tích cực của món chay.

Ngũ cốc và thực vật tươi là nguyên liệu chế biến các món chay như dùng đậu khuôn, mì căn phù chúc (làm từ đậu nành), bột mì, đậu xanh... các loại nấm; khoai; các loại rau quả tạo nên các món như: cháo, bún, phở, bánh các loại, các món nem, tré, các món xào nấu, các món chao, mắm, tương, cà.

Người Việt Nam có truyền thống khéo tay để làm nên các món chay mang hương vị riêng, thay đổi từng bữa nên người ăn cảm thấy không bị nhàm chán.

Bữa ăn truyền thống của người Việt Nam

Cơm: Gạo tẻ cho vào nồi nước đã đun sôi, nấu đến khi cạn nước thì giảm nhiệt độ bếp, đậy kín vung nồi, để gạo chín thành cơm. Cơm chín tới ăn dẻo, thơm mùi gạo.
Món ăn khô: Có thịt, cá, tôm, đậu phụ, các loại rau xào, dưa muối, cà muối...
Món canh: Có canh rau nấu thịt hoặc nấu với sườn, canh riêu cua, canh cá,...
Món nộm: Là món rau tươi tổng hợp ví như món xa lát trong bữa ăn Âu, nhưng cách chế biến và nguyên liệu thì có khác. Lấy củ su hào hay đu đủ xanh nạo thành sợi nhỏ, dưa chuột bỏ ruột thái mỏng. Nếu có cà rốt nạo thêm một ít cùng với mấy lát ớt đỏ cho có thêm màu sắc. Thịt lợn nạc luộc chín thái nhỏ. Lạc rang bỏ vỏ giã dập. Tất cả trộn đều với dấm, đường, tỏi, ớt, muối, gia vị... Nộm để ra đĩa, rau mùi rắc lên trên. Món nộm là cùng một lúc thưởng thức đủ cả các vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm ngậy của lạc rang. Món nộm làm ngon cơm trong bữa ăn bình thường. 

4 nhận xét:

Ưu điểm của dịch vụ xin thị thực khẩn cấp vào Việt Nam

Dịch vụ xin thị thực khẩn mang lại lợi ích cho những doanh nhân, khách du lịch đến Việt Nam tham quan làm việc mà quên nộp đơn xin thị thực trước khi đáp may bay vào Việt Nam. Doanh nghiệp có những việc làm ăn đột xuất phải về Việt Nam khi đang ở nước ngoài là những người cần dùng đến dịch vụ này trước tiên. Dịch vụ đặc biệt này đang được công ty vietnamvisarush.org cung cấp, chi tiết vui lòng liên hệ địa chỉ cuối bài viết.

Khái quát dịch vụ này như sau: khi bạn muốn xin thị thực vào Việt Nam, trung bình bạn phải mất từ 3 đến 4 ngày để được chấp thuận (nếu rơi vào ngày cuối tuần, ngày lễ thời gian chờ sẽ lâu hơn), khi bạn sử dụng thị thực khẩn của chúng tôi bạn chỉ mất 1 đến 2 giờ làm việc kể từ khi khai báo thông tin (phần khai báo thông tin được thực hiện ngay trên website vietnamvisarush.org, đọc thêm về việc hướng dẫn xin thị thực vào Việt Nam). Sau đó, bạn sẽ có một bức thư xác nhận thị thực vào Việt Nam qua email, bạn in thư ra và tiến hành dán tem tại sân bay là bạn có thể vào Việt Nam, rất đơn giản và nhanh chóng

Bạn cần cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ thị thực khẩn vì bạn phải chịu chi phí cao hơn nhiều lần so với việc xin thị thực tại các đại sứ quán hay cục quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam. Về vấn đề chi phí xin thị thực khẩn chắc chắn sẽ không cao hơn chi phí cho việc thay đổi, hủy bỏ chuyến bay do chưa xin được thị thực vào Việt Nam hay tệ hơn là hủy bỏ các cuộc họp quan trọng với đối tác

Những trường hợp cần sử dụng dịch vụ xin thị thực khẩn cấp bao gồm:
_ Bạn không kiểm tra xem mình có nằm trong danh sách những quốc qia được miễn thị thực khi đến Việt Nam, khi đến Việt Nam, bạn mới nhận ra điều đó (kiểm tra bạn có nằm trong danh sách những quốc gia được miễn thị thực khi vào Việt Nam 2014 hay không tại đây)
_ Bạn quên không nộp đơn xin thị thực vào Việt Nam và chuyến bay của bạn lại đến đúng vào dịp cuối tuần hay các ngày lễ của Việt Nam hoặc trong thời gian các cơ quan xác nhận thị thực không làm việc
_ Bạn nghĩ rằng việc xin thị thực vào Việt Nam có nghĩa là khi bạn đến sân bay, bạn chỉ việc đến cục xuất nhập cảnh Việt Nam và hoàn tất hồ sơ, mọi thủ tục sẽ được giải quyết và hướng dẫn ngay tại sân bay
_ Bạn có người thân cần phải đưa về Việt Nam và phải có sự hiện diện của bạn ở Việt Nam là điều cần thiết
_ Gia đình bạn có tang, bạn cần phải về Việt Nam gấp để chăm lo cho gia đình
_ Phải tham dự vào một cuộc họp quan trọng tại Việt Nam

Mẫu đơn chấp nhận thị thực
Điều cuối cùng để bạn an tâm khi sử dụng dịch vụ thị thực khẩn chính là thư chấp nhận thị thực mà chúng tôi tôi gửi cho bạn là văn bản pháp lý chính thức được cấp bởi cục xuất nhập cảnh Việt Nam thuộc cơ quan chính phủ Việt Nam, cho phép bạn dán tem thị thực tại san bay hoặc đại sứ quán của Việt Nam. Với thư chấp thuận mà chúng tôi gửi cho bạn, bạn có thể nhận thị thực tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại một trong ba sân bay quốc tế
_ Sân bay Nội Bài tại Hà Nội
_ Sân bay Tân Sơn Nhất tại TPHCM
_ Sân bay Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ mà bạn cần biết để sử dụng dịch vụ thị thực khẩn
Phone:  +848 62 789 276

Fax:      +848 6264 5430

Email:    support@vietnamvisarush.org

Adress:  76 Nguyen Tieu La, Ward 5 District 10, HCMC

0 nhận xét:

Địa điểm bắn pháo hoa lễ quốc khánh 2/9/2014 tại TPHCM

Trong cuộc họp giữa Bộ Văn hóa thể thao, du lịch và  UBND TPHCM đã có quyết định về thơi gian và địa điểm bắn pháo hoa lễ 2/9/2014 tại TPHCM
Theo đó, địa điểm bắn pháo hoa sẽ chia làm 2 khu vực, khu vực bắn tầm thấp và khu vực bắn tầm cao, chi tiết:

_ Bắn pháo hoa tầm thấp lễ quốc khánh 2/9 tại TPHCM được giao cho công viên văn hóa Đầm Sen quận 11
_ Pháo hoa tầm cao sẽ được bắn tại khu vực đầu đường hầm sông Saigon ở quận 2

Cả 2 khu vực đều được bắn với thời lượng 15p/điểm, thời gian bắn đầu bắn và kết thúc dự kiến là từ 21h00 đến 21h15  ngày 2/9/2014

*Lưu ý: Thời gian bắn chỉ là dự kiến, có thể thay đổi vào giờ chót, tin tức mới nhất sẽ được cập nhật liên tục trong bài viết này

1 nhận xét:

TPHCM tổ chức bắn pháo hoa vào những ngày lễ nào

Du khách đến thăm TPHCM vào những dịp lễ lớn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những màn pháo hoa rực rỡ của một quốc gia nhiều thăng trầm trong lịch sử. Vào những ngày lễ lớn như quốc khánh 2 tháng 9, giải phóng miền năm thống nhất đất nước 30 tháng 4 và quốc tế lao động 1 tháng 5, ngày tết dương lịch, ngày tết âm lịch( tết nguyên đán) đều sẽ tổ chức bắn pháo hoa. Và không chỉ riêng TPHCM mà cả nước sẽ có rất nhiều điểm bắn pháo hoa, kéo dài từ bắc vào nam.

Chính vì thế, nếu du khách có dịp đến thăm Việt Nam nên chọn những dịp có tổ chức bắn pháo hoa, vì lúc đó, các bạn sẽ được thấy một quốc gia náo nhiệt, sôi động nhất đông nam á. Trong năm 2014 thì địa điểm bắn pháo hoa tại TPHCM vào những ngày tết tây, tết nguyên đán và 30/4, 1/5 thường bắn pháo hoa tại cầu saigon, khu vực quận 2, quận 7. Riêng ngày 2 tháng 9 năm 2014 thì TPHCM nhất định sẽ bắn pháo hoa

Dự kiến có 2 địa điểm bắn là pháo hoa tầm thấp và pháo hoa tầm cao. Trong năm 2014 thì dự kiến điểm bắn pháo hoa tại TPHCM tầm thấp ở công viên Đầm Sen, còn tầm cao thì ngay hầm thủ thiêm
 Nếu bạn là khách du lịch nước ngoài, muốn đến thăm Việt Nam vào những dịp có bắn pháo hoa thì hãy nhanh chân xin thị thực vào Việt Nam để thưởng thức những màn pháo hoa hoành tráng và cùng chung vui với con người nơi đây. Bạn đang gặp rắc rối với vấn đề thị thực ? Đừng lo lắng hãy xem qua bài viết hướng dẫn xin thị thực vào Việt Nam dành cho khách nước ngoài sẽ giải quyết tất cả những khó khăn mà bạn đang gặp phải về vấn đề thị thực

1 nhận xét:

Pandanus mũi né thiên đường miền nhiệt đới

Chỉ cần đi bộ một vài phút từ trung tâm của làng chài nhỏ của Mũi Né, bạn sẽ bắt gặp Khu nghỉ dưỡng Pandanus - một “ốc đảo” yên bình và xinh đẹp. Cơ sở vật chất của khu nghỉ dưỡng cực kỳ hiện đại, nhưng vẫn mang một dáng vẻ rất gần gũi thân quen, một vẻ đẹp rất châu Á.

Khi bước đến quầy lễ tân của khu nghỉ dưỡng, bạn sẽ thấy một hồ nước nhỏ, được tô điểm bởi những đóa hoa sen và hoa súng trông rất tự nhiên và sinh động, khiến bạn có cảm giác dễ chịu ngay lập tức khi nhìn thấy.

Nhưng đó không phải là tất cả. Trong mọi ngóc ngách của khu nghỉ dưỡng bạn sẽ thấy tràn ngập sự xanh mát của những hàng dừa và những bãi cỏ phủ đầy hoa giấy, dọc theo lối đi đều được tô điểm bởi những khóm hoa. Sự xanh tươi của các loại cây trái trong Khu nghỉ dưỡng Pandanus, khiến chúng tôi cứ ngỡ như mình đang dạo chơi trong một khu vườn nhiệt đới nào đó.

Các phòng nghỉ cũng như phòng tắm ở đây cực kỳ rộng rãi, điểm nổi bật nhất là tất cả các phòng đều có ban công rộng nhìn ra phía bãi biển, và điều này làm cho chúng tôi rất phấn khích.

Ban công ngập nắng và tầm nhìn tuyệt vời từ phòng của chúng tôi tại Khu nghỉ dưỡng Pandanus, mỗi lần nhìn hình ảnh này tôi lại muốn quay lại Việt Nam ngay lập tức.

Khu nghỉ dưỡng có bãi biển riêng, hết sức sạch sẽ và yên tĩnh. Tại đây, chúng tôi có thể thoải mái ngồi tắm nắng và uống nước dừa được mua từ những người bán hàng dạo trên biển, dừa ở đây thực sự rất ngon và rẻ nữa. Sau khi đã tắm biển thỏa thích, bạn có thể uống một loại đồ uống nào đó tại quầy bar bên hồ bơi, sự “cám dỗ” của những điệu nhạc sống tại quầy bar khiến chúng tôi mỗi tối hầu như đều ở lại khách sạn.

Chúng tôi đã dành gần một tuần nghỉ ngơi tại Khu nghỉ dưỡng Pandanus, và hầu như luôn “khai thác” đến mức có thể những dịch vụ miễn phí mà khu nghỉ dưỡng cung cấp cho khách hàng, ví dụ như: Dùng xe đạp của khu nghĩ dưỡng đi tham quan các bãi biển lân cận, cũng như tham gia một tour du lịch miễn phí ghé thăm khu chợ cá nhộn nhịp ở Mũi Né. Người hướng dẫn chúng tôi trong chuyến đi này là Rossellinni, cô ấy đã sống rất lâu ở đây, nên hầu hết mọi người trong chợ đều biết đến cô ấy. Chuyến tham quan rất thú vị, cho nên chúng tôi khuyên bạn nếu có dịp nghỉ ngơi tại Khu nghỉ dưỡng Pandanus, bạn nhớ đừng bỏ qua trải nghiệm này.

Phải nói rằng chúng tôi đã được tận hưởng một dịch vụ chuyên nghiệp và xuất sắc khi nghỉ ngơi tại đây, quản lý Steve, cô Rossellini, cô Vinh… đều rất nhiệt tình và thân thiện. Thậm chí chúng tôi đã được khu nghỉ dưỡng đặt giúp vé xe đi Campuchia và tặng một số món quà lưu niệm xinh xắn. Nếu bạn có dịp ghé qua Khu nghỉ dưỡng Pandanus, hãy nói cho họ biết chúng tôi đã chia sẻ điều này nhé !

Một số thông tin thú vị
_ Khu nghỉ dưỡng Pandanus nằm ở một vị trí yên tĩnh và xinh đẹp, từ khu nghỉ dưỡng bạn chỉ mất khoảng 2 phút đi bộ là tới đồi cát đỏ.

_ Khu nghỉ dưỡng Pandanus đạt tiêu chuẩn 4,5 sao.
_ Tại đây có cung cấp xe đưa đón và xe đạp miễn phí dành cho khách hàng của khu nghỉ dưỡng, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đi tham quan khắp nơi.

_ Khu nghỉ dưỡng cung cấp rượu vang và pho mát tại sảnh của khách sạn mỗi buổi tối, một cách tuyệt vời để bạn gặp gỡ và kết bạn mới.
_ Phòng ốc ở đây rất sạch sẽ và rộng rãi, đặc biệt nhân viên rất vui vẻ và thân thiện

_Nếu bạn là khách nước ngoài thì vui lòng xin thị thực để vào Việt Nam để thưởng thức thiên đường miền nhiệt đới này nhé. Nếu bạn không biết về thủ tục xin thị thực tại Việt Nam thì thông tin về việc hướng dẫn xin thị thực vào Việt Nam dành cho khách du lịch từ nước ngoài là điều bạn đang cần đấy

0 nhận xét: